Biết được khi nào và làm như thế nào có thể xin sự trợ giúp từ người khác là một kỹ năng vô cùng quan trọng cần tới sự nỗ lực rất lớn của người lớn lẫn trẻ nhỏ. Cảm xúc tiêu cực của trẻ có thể cản trở cách trẻ muốn giao tiếp với mọi người. Trẻ có thể sẽ có những suy nghĩ hoặc niềm tin khiến chúng tránh việc xin sự giúp đỡ, điều này vô cùng nguy hiểm dẫn đến hệ lụy trong định hướng phát triển của trẻ sau này.
Trẻ cần được chia sẻ khi gặp điều không hay: Trong cuộc sống hằng ngày, ngay cả chúng ta- những người đã trưởng thành cũng gặp không ít khó khăn, cản trở. Thì tại sao một đứa trẻ lại không có những nổi niềm lo lắng? Cái chính là chúng ta làm thế nào đó để trẻ mở lòng chia sẻ và phát tín hiệu chia sẻ từ người lớn. Hãy là người bạn, người đồng hành để con trẻ có thể tâm sự những điều rắc rối của bé để ba mẹ người thân giúp đỡ và định hướng cho bé tháo gỡ mối lo.
Một vài trẻ thường có xu hướng chịu đựng sự thất vọng và khó khăn phải đối mặt. Bởi vì tâm lí bé sợ người lớn la mắng, sợ xấu hổ...
Mấu chốt ở đây là chúng ta phải chú ý quan sát sự thay đổi của trẻ, biết được trẻ đang có những chuyển biến khác biệt cần được can thiệp. Mặt khác, người lớn hãy sẵn sàng lắng nghe trẻ giải thích và chia sẻ, hơn là chăm chăm vào tra khảo. Để cùng trẻ đưa ra cách giải quyết hợp lí.
Hãy làm dịu suy nghĩ của trẻ, giúp cho trẻ hiểu chúng hoàn toàn có thể giải quyết được một phần của vấn đề đang gặp phải.
Những đứa trẻ theo chủ nghĩa hoàn hảo: “Con không cần ai giúp! Con có thể tự làm việc này một mình.” Những đứa trẻ thuộc nhóm này thường cho rằng việc tìm kiếm sự trợ giúp là biểu hiện cho thấy chúng ngốc nghếch hoặc vô dụng. Điều này sẽ gây ra rất nhiều đau khổ và cản trở không cần thiết cho trẻ. Những đứa trẻ như vậy cần được giúp đỡ để có thể hiểu được tầm quan trọng của việc xin trợ giúp. Những đứa trẻ thuộc tuýp này nên được giải thích đẻ trẻ hiểu rõ được vấn đề cần được giúp đỡ.
Những kỹ năng giúp trẻ biết khi nào trẻ cần trợ giúp, biết cách điều khiển cảm xúc, biết chia sẻ và thấu hiểu để bé có thể phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Muốn trẻ làm điều này người lớn nên trang bị cho con nhỏ những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cả bản thân và con trẻ. Ngoài ra phụ huynh hoàn toàn có thể tận dụng những thiết bị công nghệ : đồng hồ thông minh trẻ em chẳng hạn, để hỗ trợ việc nắm bắt những tình huống bất ngờ, nguy hiểm cần trợ giúp từ con em, để ba mẹ kịp thời đến hỗ trợ con lúc khẩn cấp.
Tuy sẽ mất thời gian để làm điều này, nhưng các bậc cha mẹ hãy cố gắng giúp con hiểu rõ vấn đề và mong muốn chia sẻ, để con yêu có thể giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày nhé!
LIÊN HỆ MUA ĐỒNG HỒ MYKID 4G Viettel
Hà Nội: Tầng 2 - Số 104 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy
Bản đồ tới cửa hàng >> https://g.page/r/CZuSDo8Lp53iEAE
Tp Hồ Chí Minh: 346 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Q. Tân Bình.
Bản đồ tới cửa hàng >> https://g.page/r/CYrWeMSk4Q2YEBA
Hotline Tư Vấn: 098 101 2424 (Zalo)
Tỉnh thành khác: Gửi hàng COD - Nhận hàng => Thanh toán. Đảm bảo 100% cài đặt sử dụng được.